Yahoo Clever wird am 4. Mai 2021 (Eastern Time, Zeitzone US-Ostküste) eingestellt. Ab dem 20. April 2021 (Eastern Time) ist die Website von Yahoo Clever nur noch im reinen Lesemodus verfügbar. Andere Yahoo Produkte oder Dienste oder Ihr Yahoo Account sind von diesen Änderungen nicht betroffen. Auf dieser Hilfeseite finden Sie weitere Informationen zur Einstellung von Yahoo Clever und dazu, wie Sie Ihre Daten herunterladen.

bàn về hai từ "mình" và "ta" trong bài thơ Việt Bắc.?

thầy mình ra đề này về nhà làm mà khó quá ! ai giúp mình làm được trên 7 điểm xin đội ơn trăm ngàn lần ! Bài Việt Bắc của Tố Hữu sách giáo khoa 12 trang 109 .

1 Antwort

Bewertung
  • Anonym
    vor 1 Jahrzehnt
    Beste Antwort

    "Việt Bắc” là một bài thơ trữ tình cách mạng. Mối tình giữa Việt Bắc và người cán bộ cách mạng được Tố Hữu diễn tả như một mối tình riêng. Tố Hữu hình tượng hóa Việt Bắc và người cán bộ cách mạng như một đôi bạn tình. Đôi bạn tình đã chung sống với nhau mười lăm năm “ thiết tha, mặn nồng”, giờ đây họ chia tay nhau vì người cán bộ phải đi làm nhiệm vụ mới. Buổi chia li đầy lưu luyến lại phảng phất không khí buổi chia tay của những đôi bạn tình trong ca dao.

    Trong buổi chia tay, Việt Bắc đặt ra cho bạn mình những câu hỏi dồn dập, nặng tình, nặng nghĩa, nặng suy nghĩ, bộc lộ yêu thương đồng thời cũng đòi hỏi được yêu thương

    “ Mình đi mình có nhớ mình

    Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?”

    Đây là một trong những câu thơ hay nhất của bài Việt Bắc. Trong ca dao:

    “Mình đi mình có nhớ mình”

    Câu thơ vốn có gốc rễ sâu xa trong ca dao của dân tộc bỗng vụt lớn lên, mới mẻ hiện đại. Tố Hữu thêm hương thêm sắc cho chữ tình, và chủ đề sâu sắc của bài thơ lộ ra một cách kín đáo,

    Mình ở đây trong sáng, đẹp đẽ, anh hùng. Mình đã từng gắn bó với những kỷ niêm, đã từng đồng cam cộng khổ “miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”, đã từng chia bùi sẻ ngọt “Thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng” chẳng khác gì ”tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào” (Bình Ngô đại cáo). Cho nên mình để lại những trang sử oai hùng, mình gắn liền với những di tích lịch sử vô giá “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa”. Bây giờ “Mình về thành thị xa xôi”, rồi “nhà cao”… rồi “phố đông” rồi sáng đèn”… liệu mình có thay lòng đổi dạ với mình không?Tố Hữu như thấy trước những diễn biến tư tưởng trong hòa bình cho nên đã mượn lời Việt Bắc ướm hỏi một cách xa xôi gợi rất nhiều suy nghĩ.Dặn răng “uống nước nhớ nguồn”. mình hãy nhớ lấy. chất đạo đứ cao đẹp trong những ngày kháng chiến vô cùng gian khổ này. Đó vừa là đạo lí làm người của dân tộc ta vừa là phẩm cách mới của người cách mạng. Về mặt tâm lý cũng sâu sắc. Thực ra người hỏi “ co snhớ mình” không, cũng là một dịp nữa để hỏi “có nhớ ta” không, bởi vì “ mình với ta tuy hai mà một” Cách thể hiện tình cảm ở đây thật kín đáo, tế nhị.

    Trước những câu hỏi chân tình, tha thiết của Việt Bắc, người về xuôi đáp lại những câu cũng chí tình:

    “Mình đi, mình lại nhớ mình

    Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”

    (Trả lời câu hỏi: “Mình về mình có nhớ ta, Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”)

    Lại gặp ba chữ mình. Mình ngôi thứ nhất nhớ mình ngôi thứ hai. Sử dụng ngôi thứ hai của đại từ như vậy không có gì đặc biệt, nhưng dùng liền ba chũ mình khiến câu thơ rất quyện và ấm. Nếu thay mình ngôi thứ nhất bằng ta thì tình cảm sẽ lạnh và xa xôi hẳn, điều tối kị trong những buổi chia li, nhất là đối với người ra đi.

    Trong lời hỏi của Việt Bắc, Tố Hữu dùng ba đại từ ngôi thứ hai, trong lời đáp của người về xuôi, Tố Hữu lại dùng ba đại từ ngôi thứ nhất. Sự chuyển đổi ngôi thứ của đại từ thật là linh họat.

    Tố Hữu sử dụng rất khéo léo những đại từ “ta”, “mình” trong câu làm giàu thêm ý nghĩa của câu thơ. Đây là ta với mình trong cảnh chia li:

    “Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.”

    Mình và ta đứng ở hai đầu câu thơ nhìn nhau đau đáu. Câu thơ gợi cảm xa xôi, hợp với tâm trạng của người ở lại. Trong tâm trạng chia tay, người ở lại cứ muốn nói xa ra, để được đòi thương, đòi yêu, đòi nhớ, để được thêm cớ nghi kị, ghen tuông. Cách cấu trúc câu thơ này chúng ta cũng bắt gặp trong bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà:

    ”Nước non nặg một lời thề

    Nước đi đi mãi không về cùng non”

    Lúc thề nguyền. “nước”, “non” đứng sóng đôi nhau. Khi xa cách “nước”, “non” tách ra dứng ở hai đầu mút câu thơ. Xa vời biết mấy!

    Trong lời của người về,”ta” với “mình” lại gài chặt với nhau.

    “Ta với mình, mình với ta

    Lòng ta sau trước mặn mà dinh ninh”

    Hoặc:

    “Nửa mai mình gởi quê nhà

    Nước non đâu cũng là ta với mình”

    Ta với mình xoắn quýt , quấn quýt nhau làm nồng nàn cả câu thơ,

    Bài thơ ”Việt Bắc” nồng đượm hương vị ca dao dân tộc. Một trong những yếu tố tạo ra màu sắc dân tộc đó là ngôn ngữ. Ngôn ngữ dân tộc được Tố Hữu vận dùng rất nhuần nhị. Những từ vốn có một đời sống riêng trong ca dao được nhập vào với gia đình ngôn ngữ hiện đại. “Ta”, “mình” đã mang lại cho bài thơ trữ tình cách mạng một màu sắc tình cảm đặc biệt thấm thía, làm riêng cả mối tình chung. Và Ta, mình đi qua tâm hồn Tố Hữu lại cũng được sáng ra, lấp lánh những ý nghĩa mới. Ta với mình ấy là dân tộc. Ta với mình ấy là hiện đại.

Haben Sie noch Fragen? Jetzt beantworten lassen.