Yahoo Clever wird am 4. Mai 2021 (Eastern Time, Zeitzone US-Ostküste) eingestellt. Ab dem 20. April 2021 (Eastern Time) ist die Website von Yahoo Clever nur noch im reinen Lesemodus verfügbar. Andere Yahoo Produkte oder Dienste oder Ihr Yahoo Account sind von diesen Änderungen nicht betroffen. Auf dieser Hilfeseite finden Sie weitere Informationen zur Einstellung von Yahoo Clever und dazu, wie Sie Ihre Daten herunterladen.
Có phải tất cả các sách kinh thánh đều giống nhau?có rất nhiều đạo về chúa nhưng đạo nào là chính xác nhất?
ah, người tên nguyễn Minh Trung lúc nãy trả lời câu hỏi về lĩnh vực tôn giáo này tôi thấy cũng rất hay nhưng có phải vì là người theo đạo bên công giáo nên nói tốt về đạo của mình?
9 Antworten
- vor 1 JahrzehntBeste Antwort
Chào bạn,
Trước hết xin nói rằng, tôi không phải "nói tốt" cho đạo Công giáo của mình vì tôi là người Công giáo. Khi đề cập đến các câu hỏi khích bác, tôi chỉ dựa vào những gì Giáo hội đã làm để phán xét dưới nhãn quan Công giáo mà thôi. Và luôn luôn việc phán xét điều gì đó về Công giáo phải đặt dưới khía cạnh khách quan bao gồm các yếu tố lịch sử, tôn giáo, khoa học, nhận định của các chuyên gia có uy tín trên thế giới về các lĩnh vực có liên quan...v.v. Tôi tin tưởng nơi Giáo hội và Thiên Chúa của tôi. Và tôi không ngần ngại dùng mọi phương thế, cách thức để loan truyền Tin Mừng bằng nhiều cách thức khác nhau đến mọi nơi cho mọi người.
Về câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:
Kinh Thánh có nhiều thủ bản khác nhau nhưng gần như đồng nhất với nhau về nội dung. Kinh Thánh được viết do sự linh hứng từ Chúa Thánh Thần để thể hiện lịch sử uy quyền của mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân của Ngài ở trần thế, có thể nói Thiên Chúa và những người biên soạn đều là tác giả của Kinh Thánh, vì chính Thiên Chúa đã linh hứng, nghĩa là soi sáng và thúc đẩy các tác giả nhân loại viết ra. Kinh Thánh Công giáo bao gồm hai phần là Cựu Ước (Old Testament) và Tân Ước (New Testament). Kinh Thánh Công giáo có tất cả 73 quyển: Cựu Ước gồm 46 quyển và Tân Ước gồm 27 quyển.
Cựu Ước và Tân Ước liên kết chặt chẽ với nhau vì Thiên Chúa chỉ có một ý định cứu độ nhân loại và chỉ có một mặc khải duy nhất, nên cả 2 Giao Ước mới và cũ thống nhất với nhau: Cựu Ước chuẩn bị cho Tân Ước, Tân Ước là hoàn tất của Cựu Ước, cả hai soi sáng cho nhau, cả hai đều thật sự là Lời Thiên Chúa (Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 140).
Cựu Ước gồm tất cả 46 quyển, xếp theo 4 loại sau đây:
- Một là 5 quyển Luật Mô-sê (Ngũ Kinh): Sáng Thế, Xuất Hành, Lê-vi, Dân Số, Ðệ Nhị Luật.
- Hai là 16 quyển Lịch Sử: Giô-suê, Thủ Lãnh (Thẩm Phán), Rút, 2 sách Sa-mu-en, 2 sách các Vua, 2 sách Sử Biên niên, Ét-ra, Nơ-khe-mi-a, Tô-bi-a, Giu-đi-tha, Ét-te, 2 sách Ma-ca-bê.
- Ba là 7 quyển Khôn Ngoan: Gióp, Thánh vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan, Huấn Ca.
- Bốn là 18 quyển Ngôn Sứ: I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ai Ca, Ba-rúc, Ê-dê-ki-en, Ða-ni-en, Hô-sê, Gio-en, A-mốt, Ô-va-đi-a, Gio-na, Mi-kha, Na-khum, Kha-ba-cúc, Xô-phô-ni-a, Khác-gai, Da-ca-ri-a, Ma-la-khi.
Tân Ước gồm 27 quyển. Ðó là:
- Bốn quyển Tin Mừng (Phúc Âm): do các thánh Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca và thánh Gio-an ghi chép.
- Sách Công Vụ Tông Ðồ.
- Mười ba Thư của thánh Phao-lô gởi cho các giáo đoàn tại Rô-ma, Cô-rin-tô (2), Ga-lát, Ê-phê-xô, Phi-líp-phê, Cô-lô-xê, Thê-xa-lô-ni-ca (2), cho ông Ti-mô-thê (2), ông Ti-tô, ông Phi-lê-môn.
- Thư gởi tín hữu Do-thái.
- Bảy Thư Chung của các thánh Gia-cô-bê, thánh Phê-rô (2), thánh Gio-an (3), thánh Giu-đa.
- Sách Khải Huyền.
Tiếp theo trong phần câu hỏi, bạn có đề cập đến việc ngày nay có rất nhiều tôn giáo thờ phượng Thiên Chúa, thế nhưng bạn lại quan ngại không biết tôn giáo nào "chính xác" nhất ?!
Thưa, có vô vàn các tôn giáo tôn thờ Thiên Chúa [hay còn gọi là Cơ Đốc Giáo, Thiên Chúa Giáo, Kitô Giáo thuộc nhóm độc thần giáo]. Ở đây tôi chỉ xin kể ra một vài tôn giáo lớn thờ Thiên Chúa thuộc hoặc không thuộc nhóm Kitô Giáo hiện nay của loài người
1/ Do Thái Giáo: Hiện có khoảng 14 triệu người Do Thái Giáo. Là một tôn giáo lâu đời thờ Thiên Chúa được nói đến trong Cựu Ước. Do Thái Giáo gần như là một tôn giáo quốc gia, dân tộc của riêng người Israel (và trong Kinh Thánh Công giáo cũng có nói đến điều này - "dân riêng được tuyển chọn"). Đứng đầu Do Thái Giáo là Hội Đồng các Rabbi Thầy Cả và Do Thái Giáo không có giáo chủ tối cao. Rabbi Do Thái Giáo được phép cưới vợ. Do Thái Giáo có liên hệ lịch sử và nhiều khía cạnh tôn giáo chặt chẽ với Công giáo.
2/ Công Giáo: Hiện có khoảng 1,3 tỷ người Công Giáo. Công giáo cũng là Giáo hội lớn nhất trong số những tôn giáo thuộc Thiên Chúa Giáo. Là một trong những tôn giáo lâu đời nhất thờ Thiên Chúa được nói đến trong cả Cựu Ước và Tân Ước cũng như các bản văn Kinh Thánh khác. Đứng đầu Công giáo là Đức Giáo Hoàng ở Rome, ngài có quyền bính trọn vẹn và cao nhất trong toàn thế giới Công giáo, vượt trên các quyền bính của Giám mục địa phương, Giáo hoàng phân quyền cho các Giám mục chánh tòa khắp nơi trên thế giới (Giám mục chánh tòa, hiệu tòa hay tông tòa đều là Giám mục thuộc Giám Mục Đoàn), Hồng Y Đoàn và Giám Mục Đoàn hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh để cố vấn, trợ lực cho vai trò thủ lãnh tối cao của Giáo hoàng. Toàn thể hàng giáo sĩ (Giám mục, Linh mục, Phó tế) và tu sĩ (nữ tu, nam tu) phải giữ sự khiết tịnh, không được phép có vợ hay chồng. Công giáo không tách ra hay bắt nguồn từ Do Thái Giáo như một số người lầm tưởng. Công giáo được chính Chúa Giêsu thiết lập bằng việc trao quyền mục tử chăm sóc đoàn chiên cho Giáo hoàng thứ nhất - Thánh Tông Đồ Phêrô (Peter hay Pierre, Petrus...v.v) vào khoảng năm 33 Sau Công Nguyên. Tuy vậy, Công giáo xem Do Thái Giáo như là tôn giáo anh em có liên hệ mật thiết trong Lịch sử Cứu độ. Giáo hội Công giáo là Giáo hội được tuyên tín: "Duy nhất - Thánh thiện - Công giáo - Tông truyền".
3/ Hồi Giáo: Hiện có khoảng 1,4 tỷ người, vượt hơn số dân Công giáo cách đây vài năm do tỷ lệ sinh con tăng mạnh trong các nước vùng Trung Đông và Châu Á, đám cưới đa thê của người Hồi giáo và các luật khác cho phép họ có nhiều vợ. Hồi giáo là tôn giáo thờ Thánh Allah (Thánh Allah trong tiếng Ả rập của người Hồi giáo có nghĩa là "Thiên Chúa". Thiên Chúa của người Hồi giáo là Thiên Chúa trong Cựu Ước). Hồi giáo được nhiều người biết đến như là một tôn giáo tàn khốc vì những lợi dụng để tạo nên "thánh chiến" của vô số các phần tử khủng bố Hồi giáo. Bên cạnh đó, giáo lý Hồi giáo cũng có nhiều điểm ưu. Giáo lý Hồi giáo được quy định trong Kinh Thánh Koran của họ. Giáo chủ đầu tiên, tối cao và cũng là người sáng lập ra Hồi giáo là Muhammad Ibn-Abdaullah sinh năm 570 thuộc vùng Mecca (nay là Arab Saudi), vợ ông, bà Khadija là người Kitô giáo. Từ năm 614 Sau Công Nguyên, ông công khai giảng đạo mới về một đấng tối cao duy nhất (Thánh Allah = Giavê Thiên Chúa = Thiên Chúa của người Kitô giáo) ngược lại với xã hội đa thần lúc đó đang rất thịnh hành ở Mecca với 300 thần được thờ ở vùng này. Ông và môn đồ bị bách hại phải chạy về Medina năm 622. Tại đây ông truyền đạo và được nổi tiếng. Người ta kéo đến theo ông rất đông. Từ đó ông trở thành lãnh tụ, tổng chỉ huy quân đội Ả rập, Vua Samac và nhất là Tiên tri của Thượng Ðế để sáng lập ra đạo Islam (có nghĩa là đầu phục Thượng Ðế). Hồi giáo hiện nay không có Giáo chủ tối cao có toàn quyền trong thế giới Hồi giáo như bên Công giáo, họ chỉ có Giáo chủ quốc gia và vùng miền địa phương, và Giáo chủ này chỉ có quyền trên phạm vi quốc gia hay địa phương của họ.
(Còn nữa...)
--------------------------------------...
(Bài tôi viết khá dài, không đủ trình bày ở đây. Xin được viết tiếp bằng một nick khác bên dưới)
--------------------------------------...
By: Peter Nguyễn Minh Trung
...
Quelle(n): http://en.wikipedia.org/ http://vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.a... http://hdgmvietnam.org/ - Anonymvor 1 Jahrzehnt
@peter nguyễn minh trung.
cảm ơn bạn nhiều lắm.
chúc bạn vui vẻ và hạnh phúc !
- Anonymvor 1 Jahrzehnt
(Tiếp theo trả lời bên trên của "Peter Nguyễn Minh Trung"):
...4/ Chính Thống Giáo: Hiện có khoảng 350 triệu người. Đây là tôn giáo chính của Nga và một số quốc gia nhỏ khác. Chính Thống Giáo tách ra từ Công giáo vào năm 1054 sau cuộc Đại Ly Giáo ở Constantinople (nay là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ). Chính Thống Giáo xem chính mình như Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Trong thiên niên kỉ đầu của Kitô giáo, Chính Thống giáo Đông phương và Công giáo Rôma cùng là một Giáo hội La Mã Tây Phương dưới quyền Giáo hoàng Rôma, mặc dù có một số khác biệt giữa đông phương và tây phương. Vào thế kỉ thứ 11, các khác biệt này dẫn đến cuộc Đại ly giáo năm 1054, Chính Thống Giáo tách mình ra khỏi Công giáo và không tuân phục quyền của Đức Giáo Hoàng cho đến tận ngày nay. Khi tách ra, Chính Thống Giáo bị Giáo hoàng Rôma phạt vạ tuyệt thông. Năm 1965, khi Ðức Giáo Hoàng Paul VI gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Athenagoras tại Thổ Nhĩ Kỳ, trong vòng tay thân ái Đức Thánh Cha Paul VI đã tha vạ tuyệt thông cho Giáo hội anh em này. Giáo hội Chính Thống có một Giáo chủ danh dự trên toàn thế giới hiện nay là Đức Thượng Phụ Bartholomeos I, tuy nhiên vị này chỉ có quyền trên Giáo hội ở Thổ Nhĩ Kỳ mà thôi và không có quyền tài phán trên các miền lãnh thổ khác của Chính Thống Giáo, tước hiệu của vị này là cao nhất nhưng chỉ là danh dự về mặt hiệu tòa Constantinople. Đức Thượng Phụ Giáo chủ Bartholomeos I hiện tại từng là học viên du học sinh của Chính Thống Giáo gửi đi học ở Đại học Giáo hoàng Đông Phương tại Rome, trực thuộc Tòa Thánh Vatican của Giáo hội Công giáo. Giáo hội Chính Thống ở Nga tự quản dưới quyền Đức Thượng Phụ Metropolitan Kiril I sau khi Thượng phụ Alexis II qua đời vào hồi đầu năm 2009. Hầu hết các nghi thức phụng vụ tôn giáo và giáo lý của Chính Thống Giáo y hệt với những điều tương tự của Công giáo. Chính Thống Giáo tách ra khỏi Công giáo vì bất đồng quan điểm, ý thức hệ Đông-Tây và quyền bính Giáo hoàng chứ không bất đồng nhiều về Giáo lý và Phụng vụ nên hầu như mọi thứ được giữ nguyên từ Công giáo. Linh mục Chính Thống Giáo được phép cưới vợ, nhưng những ai là Giám mục phải được tuyển chọn từ những người độc thân. Chính Thống Giáo và Công giáo đang có những tiến triển tốt đẹp trong đối thoại liên tôn, người ta tin tưởng và hy vọng rằng Chính Thống Giáo sẽ sớm quay lại hiệp thông trọn vẹn và tuân phục quyền Giáo hoàng Rôma đối với Giáo hội Công giáo.
5/ Tin Lành (Tân Giáo - Kháng Cách): Hiện có khoảng 500 triệu người. Đạo Tin Lành thờ Thiên Chúa Tân Ước và không tôn thờ Đức Mẹ Maria Đồng Trinh, không phục tùng quyền bính Giáo hoàng, không thừa nhận việc xưng tội Công giáo và một số giáo lý khác...Tin Lành tách ra từ Công giáo vào thế kỷ thứ 16 bởi một linh mục Công giáo Dòng Augustine là Martin Luther. Ban đầu, mục đích của Luther là kêu gọi cải cách từ bên trong Giáo hội Công giáo La mã, nhưng sau này ông tách rời khỏi Công giáo và thành lập Giáo hội Tin Lành Luther. Trong khi đó tại Âu châu, nhiều người có quan điểm tương tự như của Luther cũng bắt đầu tách khỏi Công giáo và thành lập các giáo phái khác nhau. Họ được gọi dưới một tên chung là Kháng Cách, hay Tân giáo. Tin Lành hiện nay có nhiều nhánh thuộc các phong trào khác nhau như: Phong trào Giám Lý (Methodist), Phong trào Sùng tín (Pietist), Phong trào Thánh khiết (holiness movement), Phong trào Tin Lành (Evangelicalism), Phong trào Ngũ Tuần (Pentecostalism), Phong trào Ân tứ (charismatic movement), Phong trào Tự do (Liberalism), Phong trào Tân phái (Modernist), Phong trào Nền tảng (Fundamentalism), Phong trào Tin Lành Hiện đại (Neo-evangelicalism)...Tin Lành không có Giáo chủ lãnh đạo tối cao cấp độ hoàn vũ, chỉ có lãnh đạo vùng miền mà thôi, và vùng miền này không được can thiệp, tài phán vào vùng miền khác. Hầu hết các nghi thức phụng vụ tôn giáo và giáo lý của Tin Lành khác với những điều tương tự của Công giáo. Mục sư Tin Lành được phép cưới vợ. Tin Lành tách ra khỏi Công giáo vì bất đồng quan điểm về giáo lý và quyền bính tối thượng của Đức Giáo hoàng cũng như một số lý do phụ khác.
6/ Anh Giáo: Hiện có khoảng hơn 80 triệu người. Tách ra khỏi Công giáo vào thế kỷ thứ 16 tại Anh quốc. Anh giáo được thành lập ban đầu với những mục tiêu chính trị của vua Henry VIII. Nhà vua muốn “hủy bỏ hôn nhân” với vợ là Catherine của Aragon để kết hôn chính thức với Anne Boleyn, với lý do là Catherine không có hoàng tử để thừa kế ngai vàng, nhưng bị Đức Giáo Hoàng Clement VII từ khước vì Giáo luật Công giáo không cho phép đa thê. Lúc đó nhà vua nhận thấy sự cần thiết và ích lợi của việc thành lập Giáo hội Anh quốc mà nhà vua đứng đầu giáo hội. Đạo luật Quyền Tối thượng năm 1534 tuyên bố vua Henry VIII là “Giáo chủ Tối Cao duy nhất trên trái đất” của Giáo Hội Anh. Từ đây, Phong trào Thanh giáo (Puritan) bắt đầu với những thăng trầm. Hiện nay trên danh nghĩa, đứng đầu Anh giáo là Hoàng gia Anh mà cụ thể là Nữ hoàng Elizabeth II. Trong thực tế, người có quyền cao nhất hiện nay là Tiến sĩ Rowan Williams - Tổng Giám Mục Thành Canterbury. Ông là Giáo chủ tối cao Anh giáo và có vị trí danh dự trên toàn Liên Hiệp Anh Giáo (Angelican Communion). Tuy nhiên, cũng như Tin Lành, Hồi Giáo hay Chính Thống Giáo, vị Tổng Giám Mục kiêm Giáo chủ danh dự này không có vai trò hay quyền bính tài phán nào trong các Giáo hội thuộc Liên Hiệp Anh giáo tại các quốc gia khác trên thế giới. Hầu hết các nghi thức phụng vụ tôn giáo và giáo lý của Anh giáo y hệt với những điều tương tự của Công giáo. Anh giáo tách ra khỏi Công giáo vì mục tiêu chính trị, quyền lợi của nhà vua Anh quốc lúc bấy giờ và quyền bính Giáo hoàng chứ không bất đồng về Giáo lý và Phụng vụ nên hầu như mọi thứ được giữ nguyên từ Công giáo. Linh mục Anh giáo được phép cưới vợ, phụ nữ cũng được lãnh chức thánh và lên hàng Giám mục trong Giáo hội Anh giáo. Anh giáo và Công giáo đang có những tiến triển tốt đẹp trong đối thoại liên tôn, người ta tin tưởng và hy vọng rằng Anh giáo sẽ sớm quay lại hiệp thông trọn vẹn và tuân phục quyền Giáo hoàng Rôma đối với Giáo hội Công giáo.
Còn có rất nhiều giáo phái và tôn giáo khác thờ Thiên Chúa nhưng không kể ra ở đây vì quá nhiều và khó nắm bắt hết được.
Thiên Chúa Giáo là cộng đồng những tôn giáo có đông tín hữu nhất thế giới, với những con số ước tính từ 2,2 tỷ đến 2,5 tỷ người xưng nhận niềm tin Cơ Đốc (theo thống kê của Liên Hiệp Quốc 2008 và của Adherents), trong đó lớn nhất là Công giáo với khoảng 1,3 tỷ; theo sau là Hồi giáo với 1,4 tỉ; số người vô thần là 1,1 tỉ; Ấn Độ giáo là 900 triệu; tôn giáo cổ truyền Trung Hoa là 394 triệu và số người theo Phật giáo là 376 triệu.
Tôi không dám khẳng định với bạn đạo nào là "chính xác" nhất vì câu hỏi này quá vu vơ và thuật ngữ được sử dụng cũng chưa "chính xác". Tuy nhiên có một điều tôi dám khẳng định, đó là không ai phủ nhận được tính vượt trội và uy tín quốc tế của Giáo hội Công giáo ở cấp hoàn vũ về mọi phương diện và lĩnh vực, Giáo hội Công giáo qua đầu não là Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh Vatican có uy thế, tiếng nói với hệ thống chính trị quốc tế và vô vàn lĩnh vực khác về nhân bản, con người, quyền sống, giáo dục, y tế, cải cách, dân chủ...v.v. Đó là điều mà không một Giáo hội hay tôn giáo nào khác trên hành tinh này làm được. Hồi giáo thì hoàn toàn không có tiếng nói nào có trọng lượng với thế giới phương Tây, nhưng Công giáo thì hoàn toàn có nhiều tiếng nói có giá trị trong thế giới Hồi giáo. Hơn 135 học giả Hồi giáo bao gồm nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Hồi giáo đã nhiều lần gặp gỡ các giới chức Tòa Thánh Vatican và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI để đối thoại liên tôn.
...
Quelle(n): Điều quan trọng nhất của một tín hữu đối với một tôn giáo là Đức tin bạn ạ ! Một điều ngoài lề nữa mà tôi muốn nói, đó là Công giáo riêng biệt hơn các Giáo hội Kitô khác vì có Đức Giáo Hoàng, thủ lãnh tối cao hiệp nhất mọi tín hữu. Ngoài việc là Giáo chủ, Thượng phụ Công giáo tối cao, Giáo hoàng còn là tổng thống (quốc trưởng) quốc gia độc lập nhỏ bé nhất thế giới là Vatican, tuy nhiên quyền lực của Vatican xét về nhiều phương diện thì sánh tầm với một "siêu cường quốc" và có vai trò liên quốc gia như Liên Hiệp Quốc. Hãy thử vào Google, Bing hay Yahoo hoặc bất kỳ trang tìm kiếm nào khác và search "Pope + abc" (hay: "Giáo hoàng + ABC") nào đó thử xem. "ABC" ở đây là tên một vị chính khách, tổng thống, thủ tưởng hay quốc vương, nữ hoàng, tổng thư ký LHQ gì đó mà các bạn muốn...kết quả hình ảnh và thông tin hiển thị sẽ cho thấy tất cả các vị đó đều đã đến Vatican triều yết Đức Giáo Hoàng cũng như Đức Giáo Hoàng được mời đến thăm quốc gia của họ và gặp gỡ họ. Hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới đều đã được Giáo hoàng ghé thăm (chưa có Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên và một vài nước khác), vị đứng đầu của hầu hết tất cả các quốc gia trên thế giới cũng đã triều yết Đức Giáo Hoàng. Nguyễn Tấn Dũng (thủ tướng Việt Nam) cũng đã yết kiến Đức Giáo Hoàng Benedict XVI vào ngày 25-01-2007 tại Vatican cùng Bộ Ngoại Giao và Ban Tôn Giáo Chính Phủ Việt Nam. Đức Giáo Hoàng, Tòa Thánh Vatican, các Hồng Y, Giám mục và các vị giáo chức khác của Công giáo không tìm kiếm sự nổi tiếng và vinh quang trần thế, nhưng thú thực là các giáo dân, tín hữu của các ngài lại rất ưa chuộng sự nổi tiếng bình diện hoàn vũ vốn sẵn có đó của Giáo hoàng và Tòa Thánh. ----------------------------------------------------- By: Peter Nguyễn Minh Trung ............................................................... http://en.wikipedia.org/ http://vietcatholic.org/News/Clients/ReadArticle.a... http://hdgmvietnam.org/ - MimosaLv 5vor 1 Jahrzehnt
Các đạo khác nhau cùng thờ Thiên Chúa như Tin Lành,Công giáo,Chính thống giáo,Anh giáo...Trong đó Công giáo La Mã-Roman Catholic Church là Giáo hội có nền tảng mạnh mẽ nhất so với các nhóm ly giáo còn lại.Đó là LS khác quan.Nhưng dù có là ly giáo,thì vẫn chung nhau một Phép Rửa,chung nhau một Cha trên trời.Về phần tôi,tôi tin vào Giáo hội"duy nhất,thánh thiện,Công giáo và tông truyền".
Kinh Thánh chỉ có một bản duy nhất.Các giáo phái đều chung 1 cuốn Kinh Thánh.Nhưng tín điều và luật Giáo hội,nghi thức phụng vụ Thánh lễ có thể khác nhau.Như là bên Tin Lành,mục sư được phép lập gia đình,còn bên Công giáo,Linh Mục phải sống đời khiết tịnh hoàn toàn.Về các điều răn,Tin Lành không thờ"ngẫu tượng",nhưng bên Công giáo thì không có điều răn đó.
Dù có tách nhau,nhưng vẫn là anh em chung một nhà mà thôi.
- Wie finden Sie die Antworten? Melden Sie sich an, um über die Antwort abzustimmen.
- HDLv 4vor 1 Jahrzehnt
Chỉ có một bộ phim thôi, nhưng khi kháng giả xem xong lại có nhiều giải thích khác nhau về bộ phim ấy. Giải thích chỉ có thể hướng về Chân lý nhưng tuyệt đối ko phải là Chân lý.
Thân!
- vor 1 Jahrzehnt
Đạo Chúa thì chỉ có một đạo, một Chúa, một sách, ngoài Chúa đó chính là những tín lý mà các tông đồ học tập theo, họ có lẽ không có những bí tích, có lẽ không có những bức tượng, có lẽ không thờ lạy mẹ Mary hay những thứ khác.
Nhưng điều quý giá họ có chính là tấm lòng, và như Chúa Jesus nói: "Sự thờ phượng không phải nơi đền thờ, nhưng bằng tâm thần và lẽ thật"
- vor 1 Jahrzehnt
mỗi đạo trong quá trình phát triển đều có những biến cố và kết quả là phân ra thành nhiều nhánh, nhiều dòng khác nhau mang những chủ kiến khác nhau về tôn giáo của mik( thường chỉ khác về 1 nội dung hay gây tranh cãi nào đó Vd như việc chúa có sống lại hay ko...) nhưng còn sách kinh đc dùng thì ko khác nhau mấy đâu bạn, cũng chỉ mấy lời lẽ khuyên dạy đó thôi
- Anonymvor 1 Jahrzehnt
Có mấy khía cạnh khi Thiên chúa giáo có nhiều giáo phái khác nhau:
- Sự không đồng nhất về các truyền thuyết, nơi thì truyền lại thế này, nơi thì thế khác.
- Sự lý giải về kinh thánh có quá nhiều khác biệt.
- Không đồng nhất về cách sử dụng kinh thánh của Tin Lành và Vaticăn.
- Không chấp nhận giáo hội thế quyền của Tin Lành với Vaticăn.
Do kinh thánh là truyền thuyết, bản thân người trong cuộc như các tôn giáo còn phải tranh nhau đúng sai thì chúng ta nói về sự đúng sai của nó là không thể.
Không đồng ý với mimosa mua dong vì bạn không có cơ sở để nói tất cả các quyển kinh thánh trong hệ thống thiên chúa giáo là giống nhau và niềm tin của bạn là của tất cả các giáo phái khác trong hệ thống thiên chúa giáo.
Quelle(n): nghiamyphu@yahoo.com.vn